Vương quốc Ipiros Ipiros_(quốc_gia_cổ_đại)

Bản đồ cuộc tiến quân của Pyrros.

Năm 330 trước Công nguyên, sau cái chết của Alexandris người Molossia, thuật ngữ 'Ipiros' xuất hiện như một đơn vị chính trị duy nhất trong các nguồn Hy Lạp cổ đại lần đầu tiên, dưới sự lãnh đạo của triều đại Molossia. Sau đó, việc tiền xu riêng của ba nhóm bộ tộc chính ở Ipiros đã kết thúc, và một đồng tiền mới được ban hành với huyền thoại 'Người Ipiros'.[5] Sau cái chết của Alexandros I, Aeakides của Ipiros, người kế vị ông, tán thành việc Olympias chống lại với Kassandros, nhưng bị hạ bệ năm 313 trước Công nguyên.

Pyrros, con trai vua Aeakides, lên nối ngôi vào năm 295 trước Công nguyên. Ông là em họ và noi theo tấm gương của Alexandros Đại đế xứ Macedonia[2]. Bất mãn với sự yếu hèn của Ipiros, Pyrros giành phần lớn thời trị vì của ông để chinh phạt hoặc chiếm ngôi vua xứ Macedonia.[1] Ông còn chiếm được đảo Corfu sau một vài lần bất thành.[2]

Do hoàn toàn tin tưởng vào cơ cấu quân sự và đường lối chiến tranh do các vị vua kiệt xuất xứ Macedonia xưa gầy dựng nên, ông quyết định đem quân đi chinh Tây, vì năm xưa Alexandros Đại Đế đã chinh Đông. Nhờ có đội tượng binh hùng hậu, quân Ipiros thậm chí còn tinh nhuệ hơn cả quân đội của Alexandros Đại Đế[6]. Cuộc Chiến tranh Pyrros bùng nổ.[3] Vào năm 280 trước Công Nguyên, quân của Pyrros đập tan quân La Mã trong Heraclea. Năm sau, ông lại giáp chiến ác liệt với quân La Mã trong trận Asculum: dù theo Plutarch là ông thắng trận, Dionysus cho rằng đây là trận đánh bất phân thắng bại, song theo Zonaras thì đây là chiến bại trên thực tế của Pyrros.[6]

Với tổn hại nặng nề của quân đội Pyrros, trận Asculum là xuất xứ của thuật ngữ Chiến thắng kiểu Pyrros, nghĩa là thắng hại[3]. Năm 277 trước Công nguyên, Pyrros chiếm pháo đài Carthage ở Eryx, tại Sicilia. Điều này khiến các thành phố còn lại nằm dưới sự cai quản của Carthage, đầu hàng Pyrros. Trong khi đó, ông đã bắt đầu có hành vi bạo ngược đối với người Hy Lạp ở Sicilia và sớm trở thành mục đích để Sicilia chống lại ông. Mặc dù ông đã đánh bại người Carthage trong cuộc chiến, ông đã buộc phải từ bỏ Sicilia.[7]

Vào năm 275 trước Công nguyên, Pyrros lại phải chạm trán với quân La Mã trong trận Beneventum.[6] Chúng ta không rõ đây là một thất bại của ông, hay chỉ là một trận đánh bế tắc do ông không thể tấn công đối phương[6]. Vì đã mất phần lớn quân đội của mình, ông quyết định trở về Ipiros và cuối cùng toàn bộ đất đai ở Ý của ông đều mất sạch. Trong các năm 273 - 274 trước Công nguyên, trong cuộc chiến tranh với vua Antigonos II Gonatas xứ Macedonia, Pyrros làm chủ hầu hết Hy Lạp và Macedonia. Sau đó, quân ông còn tấn công Sparta. Năm 272 trước Công nguyên, ông tử trận tại Argos[1][3].

Dưới thời ông, thánh tích Dodona trở thành kinh đô tôn giáo của vương quốc và một công trình xây dựng của ông khoảng năm 290 trước Công nguyên đã tô điểm cho thánh tích[1]. Những chiến công của Pyrros đã gia tăng thanh thế của Ipiros trên thế giới.[2] Trong một thời gian ngắn, xứ này là một bá chủ ở Hy Lạp.[1]